Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Cuộc không kích lớn nhất trong nhiều tuần của Nga nhằm vào lưới điện Ukraine
    Tin Việt Nam
Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Hoàng Cầm,“buồn teo một tiếng gà!”
Tình thơ Hoàng Cầm là tình quê, cảnh thơ Hoàng Cầm là cảnh quê nên không lạ gì khi ta nghe trong thơ Hoàng Cầm có tiếng gà gáy.


Về người, nữ ca sĩ thường có tiếng hát trong trẻo hơn nam. Rõ hơn là tiếng vịt. Tiếng khàn khàn, không ra hơi chính là tiếng vịt đực. Ngược lại, tiếng con gà mái cục tác rất thiếu nghệ thuật, còn tiếng gà trống gáy là một khúc nhạc trầm bổng hay ho.

 


 

            Gà trống thường gáy vào một thời điểm nào đó trong 24 giờ của một ngày. Gà gáy đầu trong đêm khuya thường làm cho người ta buồn, nhứt là người sắp tới lúc chia ly hay cô quạnh ở xứ người. Điều nầy rất rõ trong thơ Hoàng Cầm. Trong cảnh đêm trường im lặng, bỗng có tiếng gà gáy sang canh vang lên, làm cho nhà thơ thấy buồn. Trong bài thơ “Một Mình”. Hoàng Cầm bày tỏ tâm sự:

 

Dường như cánh gió không bay

Lời ca không hát, rượu đầy không men

Dường như nhớ lại không quen

Một mình tôi… một mình em… lạ thường

Dường như trăng chếch bên giường

Tiếng gà tiễn biệt đêm trường lặng im.
(1942)

 

 

            Gió không cánh bay có nghĩa là trời im, lặng gió. Không có tiếng hò ru em trong đêm khuya, rượu thì nhạt thếch (không men), và như chỉ có hai người (tôi và em) và bóng trăng chếch bên giường. Trong cái lặng im đó, bỗng có tiếng gà gáy vang lên. Tiếng gà tiễn biệt có nghĩa là tiếng gà nhắc nhở thời gian đã qua, giờ chia tay, tiễn biệt nhau đang tới gần.

 

 

            Hình như có một ít dáng dấp, hình ảnh và tuổi tác của những nhân vật Tỳ Bà Hành trong bài thơ “Nếu anh còn trẻ” của Hoàng Cầm. Người đàn bà đánh đàn tỳ bà trên bến Tầm Dương có thể là một vũ nữ về già nào đó đã kinh qua đời nhà thơ khi nhà trơ không trẻ “như năm ấy!”. Ông mơ tưởng một thời gian cũ để “anh đàn em hát níu xuân xanh.” Giờ thì hết rồi, duyên phận đưa người con ấy đi về một hướng khác, còn chính ông thì lưu lạc một bến sông nào đó trong những bến đời xa xôi.

            Có một bận, Hoàng Cầm trở về sau khi từ biệt những “bến sông xa”. Ông chẳng tìm lại được gì ở quê cũ, bởi vì “em còn đấy hay đâu mất?” (1). Chỉ còn lại đây “Cuối xóm buồn teo một tiếng gà.”

 

           


 

Nếu anh còn trẻ như năm ấy

Quyết đón em về sống với anh

Những khoảng chiều buồn phơ phất lại

Anh đàn em hát níu xuân xanh

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận

Anh lụy đời quên bến khói sương

Năm tháng… năm cung mờ cách biệt

Bao giờ em hết nợ Tầm dương?

Nếu có ngày mai anh trở gót

Quay về lãng đãng bến sông xa

Thì em còn đấy hay đâu mất?

Cuối xóm buồn teo một tiếng gà…

 

            Qua hai bài thơ nầy, chúng ta có thể thấy hai thời điểm khác nhau của tiếng gà gáy. Trong bài thơ trước, tiếng gà gáy vang lên trong đêm khuya, đêm dài (trường). Ở bài thơ thứ hai, tiếng gà gáy vào ban ngày.

            Tiếng gày đêm báo giờ chia tay, cũng tiếng gà gáy sáng báo hiệu một ngày mới bắt đầu.

            Tiếng gà gáy giữa trưa hay nửa chiều, bao giờ cũng mang một chút buồn nào đó, một nỗi buồn rất khó nói, khó tìm ra căn nguyên.

Thật vậy, Lưu Trọng Lư có mấy câu thơ:

 

            Những lần nắng mới hắt bên song

            Xao xác gà trưa gáy não nùng

 

Hết mùa đông, những ngày mưa và u ám lạnh lẽo đã qua, mùa xuân tới với những làn nắng mới. Cây cỏ như thức tỉnh, vươn dậy, lòng người cũng tươi sáng hơn, vui với mùa xuân. Thế nhưng, Lưu Trọng Lư buồn (não nùng) vì tiếng gà trưa gáy xao xác. Ở đây, không phải vì người buồn nên cảnh buồn như trong Kiều: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!” mà chính vì cảnh buồn nên làm cho người buồn theo. Trong cảnh một buổi trưa thôn quê vắng lặng, trời đất thì mênh mông một màu xanh ngát. Vậy rồi bỗng vang lên một tiếng gà gáy đơn lẻ. Đơn lẻ vì gà gáy trưa không như gà gáy sáng. Hừng đông, một tiếng gà gáy vang lên, cả chục tiếng gà hòa nhịp.

 

Chế Lan Viên, một hôm nào đó, thấy nhớ nhà, nhớ nhà cha mẹ, nhớ ngôi trường cũ, nhớ khung trời xanh nơi quê nhà và bỗng nhớ thêm một âm thanh đột biến, gần gũi vì “tiếng gà trưa gáy não nùng” như Lưu Trọng Lư vậy:

 

Nhớ biển miền Trung tiếng sóng đùa

Nhớ nhà cha mẹ, cảnh trường xưa...

Nhớ chao ôi nhớ! Trời xanh thế!

Gà lại dồn thêm tiếng gáy trưa!

 

Nếu như Huy Cận “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” thì dễ tìm trong thơ ông một tiếng gà. Tình ấy, cảnh ấy dễ đi với nhau. Và trong khung cảnh xuôi ngược đi về trên những giòng sông thôn quê, người ta rất dễ nghe “một tiếng gà”. Bài thơ “Em Về Nhà” của Huy Cận, cái nhà nầy chắc hẵn ở một làng quê, đường về phải qua sông nước, rồi trong nhớ nhung, buồn bã ấy, tiếng gà đóng một vai quan trọng:



“Tới ngã ba sông nước bốn bề,

Nửa chiều gà lạ gáy bên đê.

Làng xa lặng lẽ sau tre trúc;

Bến cũ thuyền em sắp ghé về.”

 

            Như tôi có nói, cảnh thôn quê thường mênh mông biển rộng, sông dài. Thuyền đưa khách tới ngã ba sông chỉ thấy sông nước. Cảnh ấy vui làm sao được. Bỗng có tiếng gà bên sông vẵng tới, cũng khó mà không “não nùng” như tiếng gà trong thơ Lưu Trọng Lư.

 

            Tiếng gà gáy, dù ban đem hay ban ngày, cũng nói lên không khí thanh bình của làng quê. Thật vậy, nơi nào “chó không sủa, gà không gáy” thì nơi đó không phải là nơi có cảnh hiền hòa.

Người ta nói, sau hiệp định Genève 1954, Văn Cao soạn bài hát “Mùa Xuân Đầu Tiên” nói lên cảnh thanh bình của ở miền Bắc! Có đúng không nhỉ? Bởi vì điều Văn Cao ca ngợi khác với khung cảnh làng quê Bắc phần thời đó qua bài thơ “Chống tham o lãng phí” của Phùng Quán với mấy câu thơ “Tôi đã đi qua

“Những xóm làng chiến tranh vừa chấm dứt

Tôi đã gặp

Những bà mẹ quấn giẻ rách

Da đen như củi cháy giữa rừng

Kéo dây thép gai tay máu ròng ròng

Bởi đồn giặc, trồng ngô trỉa lúa...

 

“Tôi đã đi qua

Những xóm làng vùng Kiến An, Hồng Quảng

Nước biển dâng cao ướp muối các cánh đồng

Hai mùa rồi, lúa không có một bông

Phân người toàn vỏ khoai tím đỏ;




“Tôi đã gặp

Những em thơ còm cõi

Lên năm lên sáu tuổi đầu

Cơm thòm thèm độn cám và rau

Mới tháng ba đã ngóng mau ra Tết !

Để được ăn no có thịt

Một ngày...một ngày...”

 

Thôi cứ cho là Văn Cao chân thật với ông ta đi, nên

cái cảnh thanh bình trong bài hát của Văn Cao lại có tiếng gà gáy ở bên sông:

 

“Từ đây người biết quê người

Từ đây người biết thương người

Từ đây người biết yêu người.

Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về

Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.

Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu

với khói bay trên sông,

gà đang gáy trưa bên sông

một trưa nắng thôi

hôm nay mênh mông.

 

 

            Quê Hoàng Cầm ở Bắc Ninh, gần Hà Nội. Do vậy, trong thời gian theo kháng chiến chống Pháp, ông ít về quê, để nhìn lại dòng sông Đuống.

            Sông Đuống là một con sông ngắn, nối liền sông Nhị và sông Thái Bình, là con đưòng thủy nối liền Hải Phòng với Hà Nội. Dĩ nhiên trong chiến tranh 1945-54, bọn Pháp canh giữ con sông nầy chặt chẽ khiến Hoàng Cầm không về thăm quê được, nhớ Bắc Ninh đến da diết. Có lẽ đó là cái động lực chính để ông sáng tác bài thơ “Bên kia sông Đuống”.

            Trong bài thơ nầy, Hoàng Cầm có nhắc đến gà, không phải là gà để nuôi, để ăn, mà gà trong tranh tết. Người Việt, dù ở chốn quê mùa, cũng yêu thích nghệ thuật. Ngày tết, họ cũng mua tranh tết về treo trong nhà. Tranh tết thường là tranh gà, lợn, hái dừa… Tranh gà lợn là loạt tranh “mộc bản” (khắc trên gỗ, in màu trên loại giấy đặc biệt gọi là giấy điệp) sản phẩm đặc biệt của làng Đông Hồ, Bắc Ninh.

 

“Bên kia sông Đuống

“Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

 

            (Còn tiếp)

 

            hoànglonghải

 

 


           

(1) “Em còn đấy hay đâu mất” ở bài thơ trên của Hoàng Cầm là một câu thơ “lững lơ con cá vàng!” Nó không nói chắc cái gì cả. Nói cho rõ thì nếu “em còn đó” tức là “em chưa đi”. Còn như “em không còn đấy là em đã đi rồi”. Nguyên Sa trong bài “Tiễn Em” cũng có một câu như thế: “Người sắp đi chưa hay đi rồi?”

            Cái ý thơ lững lơ như thế, về sau được Trịnh Công Sơn khai thác. Mỹ Tín, một nhà nghiên cứu về thiền cho rằng đó là nhạc thiền. Tính chất thiền đó xuất hiện khá nhiều trong những bài hát của ông Trịnh. Nó man mát trong “Quỳnh thơm hay môi em thơm”, ở “Trong vườn trăng vừa khép những đóa mong manh”, trong “Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi, Lại thấy trong ta hiện bóng con người”, và “Trong khi ta về lại nhớ ta đi.” v.v…

            Tôi không nghĩ rằng những người giỏi về thiền mới làm được thơ thiền. Cũng vì vậy, tôi không nghĩ Trịnh Công Sơn rành về thiền. Ông ta là một nghệ sĩ, có tâm hồn nghệ sĩ và có những cảm nhận tinh tế và sâu sắc về văn chương, triết học, mặc dầu ông thi hỏng Tú Tài 2 (Việt Nam) và chỉ đậu Tú Tài 1 (chương trình Pháp). Ông ta học chương trình Pháp từ tuổi rất nhỏ và mù tịt về ca dao. Nguyễn Thanh Ty, trong “Một quãng đời của Trịnh Công Sơn” thuật lại rằng, khi mới ra làm giáo viên ở Bảo Lộc, một hôm nghe bài “Đêm Buồn”, ca dao, do Phạm Duy phổ nhạc, ông Trịnh bảo với bạn rằng Phạm Duy đặt lời ca rất hay. Ông Nguyễn Thanh Ty phải giải thích cho ông Sơn hay rằng đó là ca dao. Từ đó, Trịnh Công Sơn bắt đầu nghiên cứu về ca dao. Sau đó, ông có nhiều bài hát hay như ca dao. Có lẽ hay nhứt là bài “Biết đâu nguồn cội” của ông. Trường hợp ông Trịnh đi vào nhạc thiền, theo tôi nghĩ, có lẽ cũng tương tự như vậy. Nói theo duy tâm, có thể người ta cho đó là sự mặc khải của Thượng Đế. Tôi thì tôi không tin sự mặc khải nào cả. Trong muôn triệu tỷ tỷ con người do tạo hóa sinh ra, có những con người, những dân tộc đặc biệt, khó giải thích theo khoa học hiện đại.

            Điều đáng buồn là thấy thơ thiền “ăn khách” nên không ít người đâm ra háo danh, cũng làm thơ thiền. Dĩ nhiên, tiếng hót của con quạ không thể là tiếng hót của con chim khách!!!




 



Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp loáng

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay

Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Ruộng ta khô

Nhà ta cháy

Chó ngộ một đàn

Lưỡi dài lê sắc máu

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

Mẹ con đàn lợn âm dương

Chia lìa đôi ngả

Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu?

Ai về bên kia sông Đuống

Cho ta gửi tấm the đen

Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên

Những hội hè đình đám

Trên núi Thiên Thai

Trong chùa Bút Tháp

Giữa huyện Lang Tài

Gửi về may áo cho ai

Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu

Những nàng môi cắn chỉ quết trầu

Những cụ già phơ phơ tóc trắng

Những em sột soạt quần nâu

Bây giờ đi đâu? Về đâu?

 

Ai về bên kia sông Đuống

Có nhớ từng khuôn mặt búp sen

Những cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu tỏa nắng

Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen

Bãi Tràm Chỉ người giăng tơ nghẽn lối

Những nàng dệt sợi

Đi bán lụa mầu

Những người thợ nhuộm

Đồng Tỉnh, Huê Cầu

Bây giờ đi đâu? Về đâu?

 

Bên kia sông Đuống

Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong

Dăm miếng cau khô

Mấy lọ phẩm hồng

Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm

Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn

Khua giầy đinh đạp gãy quán gầy teo

Xì xồ cướp bóc

Tan phiên chợ nghèo

Lá đa lác đác trước lều

Vài ba vết máu loang chiều mùa đông

Chưa bán được một đồng

Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong

Bước cao thấp trên bờ tre hun hút

Có con cò trắng bay vùn vụt

Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu?

Mẹ ta lòng đói dạ sầu

Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ

 

Bên kia sông Đuống

Ta có đàn con thơ

Ngày tranh nhau một bát cháo ngô

Đêm líu díu chui gầm giường tránh đạn

Lấy mẹt quây tròn

Tưởng làm tổ ấm

Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm

Ú ớ cơn mê

Thon thót giật mình

Bóng giặc dày vò những nét môi xinh

Đã có đất này chép tội

Chúng ta không biết nguôi hờn

Đêm buông xuống bên dòng sông Đuống

- Con là ai? – Con ở đâu về?

Hé một cánh liếp

- Con vào đây bốn phía tường che

Lửa đèn leo lét soi tình mẹ

Khuôn mặt bừng lên như dựng trăng

Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể

Những chuyện muôn đời không nói năng

Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống

Bộ đội bên sông đã trở về

Con bắt đầu xuất kích

Trại giặc bắt đầu run trong sương

Dao loé giữa chợ

Gậy lùa cuối thôn

Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn

Ăn không ngon

Ngủ không yên

Đứng không vững

Chúng mày phát điên

Quay cuồng như xéo trên đống lửa

Mà cánh đồng ta còn chan chứa

Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân

Gió đưa tiếng hát về gần

Thợ cấy đánh giặc dân quân cày bừa

Tiếng bà ru cháu buổi trưa

Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu

“À ơi… cha con chết trận từ lâu

Con càng khôn lớn càng sâu mối thù”

Tiếng em cắt cỏ hôm xưa

Hiu hiu gió rét mịt mù mưa bay

“Thân ta hoen ố vì mày

Hờn ta cùng với đất này dài lâu…”

Em ơi! Đừng hát nữa! Lòng anh đau

Mẹ ơi! Đừng khóc nữa! Dạ con sầu

Cánh đồng im phăng phắc

Để con đi giết giặc

Lấy máu nó rửa thù này

Lấy súng nó cầm chắc tay

Mỗi đêm một lần mở hội

Trong lòng con chim múa hoa cười

Vì nắng sắp lên rồi

Chân trời đã tỏ

Sông Đuống cuồn cuộn trôi

Để nó cuốn phăng ra bể

Bao nhiêu đồn giặc tơi bời

Bao nhiêu nước mắt

Bao nhiêu mồ hôi

Bao nhiêu bóng tối

Bao nhiêu nỗi đời

Bao giờ về bên kia sông Đuống

Anh lại tìm em

Em mặc yếm thắm

Em thắt lụa hồng

Em đi trảy hội non sông

Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.

(Việt Bắc, tháng 4-1948)

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152951081.